1. Sự khác biệt giữa “phong cảnh “và “cảnh quan”
a. Phân biệt bằng các giác quan:
Khái niệm Phong cảnh (paysage): là quần thể các yếu tố tạo cảnh thiên nhiên, được sắp xếp tuân thủ theo những quy luật nghệ thuật nhất định trong một không gian bị hạn chế tầm nhìn, được chúng ta chiêm ngưỡng tại một vài điểm nhìn nhất định (có thể hiểu như một bức ảnh được chụp tại một nơi cố định nào đó). Phong cảnh mang tính hiện thực và khách quan, được số đông công nhận (cảm nhận bằng thị giác).
Phong cảnh biển Vịnh Hạ Long
Khái niệm cảnh quan (landscape): là phong cảnh mang nhiều yếu tố, thành phần, là tập hợp các cảnh vật, cây cối, động vật được dựa trên các yếu tố về khí hậu và ảnh hưởng của môi trường. Cảnh quan khác nhau tùy thuộc vào môi trường hay khí hậu mỗi nơi, nó được thể hiện qua tất cả các giác quan của con người. Cảnh quan chủ yếu cảm nhận mang tính chủ quan và trừu tượng, phụ thuộc vào cảm xúc của con người vào từng thời điểm sẽ khác nhau.
Cảnh quan ven biển
b. Trình độ nhận thức khác nhau sẽ cảm nhận khác nhau:
Sự nhận thức về một Phong cảnh sẽ theo từng mức độ, dựa vào sự tác động của các giác quan đến cảm xúc của con người. Cảm giác đó phụ thuộc vào tính chất của Phong cảnh, tính nghệ thuật, tính hài hoà, … đồng thời kết hợp cùng trình độ nhận thức, các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến nghệ thuật, kiến hình thành một chuẩn mực cảnh nhận từ đó hình thành khái niệm “Cảnh quan”.
c. Phong cảnh và Cảnh quan có giới hạn không gian, địa lí khác nhau
- Phong cảnh (Paysage) là những cảnh thiên nhiên bày ra trước mắt, như sông, núi, làng mạc, phố xá, phong cảnh tuy mỗi chỗ mỗi khác nhưng đối với một bộ phận, nó mang đính đại diện cho một thứ gì đó của họ... ví dụ: phong cảnh quê hương...
- Cảnh quan (Landscape) là tập hợp hoặc một phần của bề mặt trái đất, có những đặc điểm khác nhau và riêng biệt về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật... và khác biệt hẳn với những không gian xung quanh. Ví dụ: Cảnh quan rừng nhiệt đới, cảnh quan Địa Trung Hải, … Vậy có thể hiểu nom na cảnh quan có thể bao gồm nhiều phong cảnh khác nhau.
2. Khái niệm về ngành cảnh quan (kiến trúc cảnh quan)
- Kiến trúc cảnh quan là một chuyên ngành khoa học tổng hợp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như quy hoạch, hạ tầng, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, ... nhằm tạo ra các không gian cảnh quan phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, ... Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động, cải thiện môi trường, sinh thái, bảo vệ môi trường, đề cao tính nghệ thuật.
- Kiến trúc cảnh quan bao gồm các hoạt động giúp định hướng con người, có tác động trực tiếp đến môi trường nhằm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa yếu tố thiên nhiên và môi trường nhân tạo. Vì lẽ đó, kiến trúc cảnh quan phải nghiên cứu rộng rãi, mang tính tổng thể từ phạm vi vùng, miền đến giới hạn các không gian nhỏ hẹp nhằm mang lại sự hòa giữa thiên nhiên - con người - kiến trúc.
- Kiến trúc cảnh quan bao gồm các hoạt động làm thay đổi những đặc trưng có thể nhìn thấy được của một khu vực, bao gồm:
+ Yếu tố sự sống như: thực vật, động vật; hoạt động của con người như làm vườn, nghệ thuật thủ công, trồng cây, ... hướng đến một mục tiêu là tạo ra một môi trường đẹp, một cảnh quan đẹp.
+ Yếu tố tự nhiên như: địa hình, mặt nước, hình dạng và cao độ, dòng chảy;...
+ Tác động của con người như: kết cấu, các công trình, xây dựng, các vật liệu hay bất kỳ những gì được tạo ra bởi bàn tay con người.
+ Yếu tố trừu tượng như: âm thanh, ánh sáng, thời tiết, ...
Vì vậy, các hoạt động thiết kế kiến trúc cảnh quan là công việc đòi hỏi am hiểu sâu rộng, có chuyên môn cao về cảm thụ nghệ thuật cũng như về khoa học
3. Các khái niệm cảnh quan khác:
Các khái niệm cảnh quan khác bao gồm: Quy hoạch cảnh quan (Landscape planning), nghệ thuật cảnh quan (Landscape art) hay còn được gọi là tranh phong cảnh, không gian cảnh quan văn hóa (cultural landscape), sinh thái cảnh quan (Landscape ecology), đánh giá cảnh quan (Landscape assessment) và thiết kế cảnh quan (Landscape design),... Các hoạt động này có thể làm rõ hoặc làm thay đổi các tính chất của một vùng cảnh quan.
a. Quy hoạch cảnh quan:
Quy hoạch cảnh quan hay gọi tắt là quy hoạch, được tổ chức trên một phạm vi rộng, nó chứa đựng hầu hết các yếu tố và chức năng trong đô thị cả về hình khối công trình, mật độ xây dựng, ... Quy hoạch cảnh quan chủ yếu đề cập đến các không gian chức năng, các không gian này phải đáp ứng đủ dân cư, mật độ, phần trăm, đáp ứng đúng và đủ theo các quy định, quy chuẩn thiết kế nghiêm ngặt, và có tính liên kết với các không gian lân cận.
b. Thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan cũng giống như những công tác thiết kế khác, nó là một hoạt động sáng tác, sáng tạo để tạo ra một tác phẩm, mà tác phẩm ở đây và môi trường vật chất và thiên nhiên xung quang con người. Các công việc cụ thể theo từng nhu cầu của mỗi người, tuy nhiên có thể liệt kê như tạo hình địa hình, ốp lát, vật liệu, cây xanh, các tượng đài, các tác phẩm điêu khắc, công trình, mặt nước,... từ đó hình thành một không gian đẹp, hài hoà.
c. Nghệ thuật cảnh quan
Nghệ thuật cảnh quan (Landscape art) hay tranh phong cảnh là một dạng tranh vẽ diễn tả lại hình dáng của các phong cảnh qua việc mô tả lại chúng như: núi rừng, thung lũng, cây xanh, sông suối, rừng, ... ở một góc nhìn cố định,rộng, được sắp xếp vào một bức tranh làm nổi bật các yếu tố nghệ thuật bên trong nó. Tranh phong cảnh được ưa chuộng và yêu thích qua nhiều thời kỳ, và trải qua bề dày lịch sửa, những tác phẩm nghệ thuật cảnh quan này như một phần gìn giữ lại nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên, truyền lại cho hậu thế, để chúng ta có cơ sở so sánh, chiêm ngưỡng.
d. Cảnh quan văn hóa
Cảnh quan văn hóa (cultural landscape) là sự định nghĩa về một không gian có sự kết hợp giữa yếu tố thiên nhiên và tác động của con người, hình thành nên một công trình biểu tượng, đặc trưng riêng mà không nơi nào có được.
Ruộng bậc thang hình thành dưới bàn tay của con người trên những ngọn đồi cao
4. Hardscape và Softscape
Có hai yếu tố chính trong thiết kế cảnh quan cần được quan tâm là Hardscape và softscape. Đó là hai yếu tố chính hình thành nên một không gian cảnh quan ngoài trời được hiểu đơn giản là cảnh quan cứng và cảnh quan mềm. Hardscape và softscape là sự đối lập hoàn toàn, tuy nhiên trong một công trình, dự án nào thì chúng cũng có một mối quan hệ nhất định, nhằm tôn tạo nên vẽ đẹp hoặc là điểm đối lập cho moọt không gian, giúp công trình trở nên sinh động.
a. Hardscape
"Hardscape" bao gồm các phần "cứng" theo nghĩa đen, là các yếu tố vô tri vô giác, cầm nắm được, có quy cách và tính chất nhất định, độ chính xã và sai lệch được đảm bảo tối đa. Cụ thể, "hardscape" thường được dùng để chỉ các vật liệu cứng như: Gạch, Gỗ, Kim loại,... các vật liệu lát nền như sỏi, đá, bê tông,... thường được dùng làm đường đi lại, nơi tập trung,...
"Hardscape" là tất cả những vật thể, khu vực tương đối lớn như: đường dẫn, hàng hiên, không gian mở, ... nó rất phổ biến trong một công trình cảnh quan. Là yếu tố quan trọng, gần như là không thể thiếu.
b. Softscape
Softscape trái ngược với Hardscape. Softscape là các yếu tố mềm trong cảnh quan, có thể bao gồm: các loại hoa, cây bụi, cây lớn, thảm cỏ hoặc các tạo hình đường nét từ việc cắt tỉa cây xanh làm tổng thể nhẹ nhàng, đường nét mềm mại, uyển chuyển.
Softscape là một phần không thể thiếu của một phong cảnh. Là yếu tố dễ dàng thay đổi linh hoạt, dễ bị tác động của con người, môi trường. Tuy nhiên con người chỉ có thể tác động một phần nhất định đến nó chứ không ảnh hưởng hoàn toàn. Softscape thay đổi qua từng không gian, thời gian, không có một kích thước hay quy cách gì cụ thể, mọi thứ đều là ước lượng. Nó có thể là vĩnh viễn hay lâu năm như các cây cổ thụ, hoặc cũng có thể tạm thời như các cây mùa vụ. Tuỳ thuộc vào nhiều thứ như thời tiết, khí hậu mà cảnh quan có thể thay đổi theo mùa, theo thời gian vào từng vị trí cụ thể.
Kiến trúc cảnh quan hiện nay là một phần không thể thiếu trong mỗi dự án. Các yếu tố hình thành nên cảnh quan góp phần vào việc hoàn thiện các không gian, biến các không gian trở nên sinh động, tràn đầu màu sắc và sức sông. Sự thay đổi của cảnh quan theo từng mốc thời gian cũng góp phần tạo nên một môi trường sống hài hoà, lý tưởng hơn. Nếu quý khách hàng có quan tâm về cảnh quan, muốn có cho mình một không gian sống tốt hơn, hãy liên hệ với công ty Môi trường xanh, tại đây chúng tôi luôn đề cao các giá trị đem lại lợi ích cũng như sự hài lòng cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Công ty Điêu khắc và cảnh quan Môi Trường Xanh
Địa chỉ: Số 2 Đường số 41, KP 5, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: Mr. Tuấn: 0909 448 144 - Mr. Khắc: 0942 380 996
Email: dieukhacmtx@gmail.com