Chuyên thi công tượng phật, tượng đài, tượng thú, tượng composite. thi công cảnh quan biệt thự, khu du lịch, resort. nội ngoại thất công trình tân cổ điển. Phù điêu, hoa vân...

Thi công hòn non bộ, tiểu cảnh sân vườn,

điêu khắc phù điêu, hoa vân, trang trí công trình kiến trúc tân cổ điển

Công ty Môi Trường Xanh chuyên thi công tượng phật, tượng đài, tượng thú, tượng composite. thi công cảnh quan biệt thự, khu du lịch, resort. nội ngoại thất công trình tân cổ điển. Phù điêu, hoa vân...

Công ty Môi Trường Xanh chuyên thi công tượng phật, tượng đài, tượng thú, tượng composite. thi công cảnh quan biệt thự, khu du lịch, resort. nội ngoại thất công trình tân cổ điển. Phù điêu, hoa vân...
Công ty Môi Trường Xanh chuyên thi công tượng phật, tượng đài, tượng thú, tượng composite. thi công cảnh quan biệt thự, khu du lịch, resort. nội ngoại thất công trình tân cổ điển. Phù điêu, hoa vân...
Hotline : 0909448144
1148 Pham Van Dong, Linh Dong Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City
Tin tức

Các nguyên tắc quan trọng khi thiết kế cảnh quan sân vườn

 
Thiết kế cảnh quan là công việc đòi hỏi các nhà thiết kế cần có sự sáng tạo, tư duy phá cách, tạo ra những công trình khác biệt. Vậy nên việc chỉ rập khuân tuân theo những nguyên tắc nhất định nào đó là điều hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, không phải cứ phá cách hay sáng tạo là tốt, vô hình làm cho việc thiết kế trở nên hỗn loạn, không theo một chủ đề hay phong cách nhất định, sẽ dẫn đến sai lệch về tính thẩm mỹ của tổng thể công trình. Chính vì lẽ đó mà từ lâu đã hình thành một số các nguyên tắc nhất định mà khi thiết kế, các chuyên gia cần nên áp dụng.
Sau đây là 10 nguyên tắc cơ bản được sử dụng khá thường xuyên bởi một số nhà thiết kế cảnh quan nói chung và thiết kế sân vườn nói riêng.
 
1. Tính thống nhất (Unity)
Tính thống nhất được hiểu là sự lặp đi lặp lại một số yếu tố một cách trật tự, nhất quán và có tính thống nhất như: chủng loại cây trồng/vật liệu, chiều cao, chiều rộng, các kết cấu, màu sắc của một số loại cây hay vật dụng dùng để trang trí trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Khi áp dụng tốt nguyên tắc này vào trong thiết kế sẽ mang lại một phong cách rất riêng, đặc biệt là khi muốn tạo ra một sân vườn theo một chủ đề nhất định. Chủ đề ở đây có thể theo một loại hình cảnh quan nào đó như: Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, cảnh quan miền quê nam bộ, cảnh quan ốc đảo xa mạc… 

Sân vườn nhiệt đới

Sân vườn phong cách nhiệt đới
 
Chúng ta cũng có thể lựa chọn một chủ đề theo mong muốn cá nhân hoặc theo nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, nếu là người yêu động vật, bạn có thể tạo ra một thiết kế cảnh quan sân vườn với chủ đề là động vật bằng cách sử dụng các loại cây trồng thu hút nhiều loại động vật khác nhau, cũng như sử dụng các điêu khắc tượng thú, hay các đồ trang trí khác có liên quan. Những điều trên khi được sắp xếp tuân theo một thể thống nhất, điều này sẽ tạo ra một cảnh quan sân vườn không chỉ hài hoà, đẹp mắt mà còn mang một phong cách rất riêng biệt.
2. Tính đơn giản hóa (Simplicity)
Ngày nay, trong cuộc sống mọi người hướng tới sự tự do, tối giản. Nên từ lâu "đơn giản hoá" là một từ ngữ được sử dụng rộng rãi. Vậy trong thiết kế cảnh quan sân vườn, tính đơn giản hoá được thể hiện như thế nào?
"Đơn giản hoá" được hiểu là sự tối giản, lượt bỏ đi những thành phần rườm rà, không chủ đạo, tập trung vào các yếu tố chính nhất định. Các chuyên gia thiết kế thường tối giản đi các chi tiết thừa, để giúp khách hàng và người xem có thể tập trung vào những gì mà nhà thiết kế cảm thấy quan trọng nhất, cần nhấn mạnh nhất để truyền đạt hết ý tưởng của họ đến khách hàng. Vì vậy, sự đơn giản hóa sẽ đem lại khả năng tạo điểm nhấn tốt mà chúng ta không ngờ tới. 

tính đơn giản

Chức năng được tối ưu và những chi tiết khác được lượt bỏ
 
Chúng ta cũng có thể vận dụng tính đơn giản hóa trong việc thiết kế sân vườn để làm nổi bật lên chủ đề mong muốn. Một trong những điểm sáng trong việc tuân thủ nguyên tắc này, chúng ta sẽ có thể bổ sung thêm những yếu tố, thành phần mới cho thiết kế mà không sợ phải bỏ đi thành phần nào. Sự đơn giản tạo ra một không gian sáng tạo tuyệt vời.
Một câu hỏi được đặt ra là làm sao để áp dụng tính đơn giản trong thiết kế cảnh quan sân vườn? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá nan giải khi vừa đáp ứng được sự đơn giản, vừa đầy đủ được công năng sử dụng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Để Môi Trường Xanh mách cho bạn một vào mẹo nhỏ. Chúng ta nên sử dụng từ hai đến ba màu sắc cho các vật thể như cây trồng, các vật dụng trang trí như cây xanh, bàn ghế, chỏi nghỉ,... Tương tự với chủng loại cây, các kiểu dáng vật dụng cũng chỉ nên lặp lại từ hai đến ba loại cho sân vườn.

vườn nhật bản

Một vài chủng loại, hình dáng và chất liệu được sử dụng khắp sân vườn

Điều quan trọng nhất là thiết kế sân vườn theo một chủ đề nhất định, hạn chế việc sử dụng quá nhiều yếu tố. Khi sử dụng đá, chỉ nên sử dụng một vài tảng đá ở những vị trí quan trọng để tạo điểm nhấn và phải sắp sếp gọn gàng, tự nhiên.
 
3. Tính đa dạng (Diversified)
Đọc đến đây chắc hẳn ai cũng thấy mâu thuẩn khi “tính đơn giản hoá” là một yếu tố quan trọng, nó mâu thuẫn với “tính đa dạng”. Tuy nhiên hai khía cạnh đặt vấn đề là hoàn toàn khác nhau. Nếu như đơn giản hóa trong thiết kế là hướng đến sự tối giản và lượt bỏ những chi tiết “thừa” thì tính đa dạng xét trên khía cạnh đa dạng của vật thể, chất liệu, không gian, …

 

Vườn Nhiệt đới với đa dạng cây trồng và không gian, chất liệu, …
 
Các yếu tố trong thiết kế phải đáp ứng được sự đa dạng về thể loại, đặc điểm, đa dạng trong cách xử lý ốp lát, đa dạng các chủng loại cây trồng, các nguyên vật liệu và đa dạng trong cả phong cách thiết kế, cảm thụ. Một không gian sinh động là một nơi đa dạng ánh nhìn, đa dạng trong cách sắp xếp, đặt để, để cho từng khu vực không bị nhàm chán, rập khuôn.
 
4. Chuyển tiếp tự nhiên (Natural transition)
Nói đến sự "chuyển tiếp" chắc hẳn ai cũng cảm thấy mơ hồ, mà ở đây lại còn là sự "chuyển tiếp tự nhiên". Nhưng để áp dụng nguyên tắc này không hề khó. Sự chuyển tiếp được tạo ra để tránh sự thay đổi quá nhanh và đột ngột của hình dáng, chất liệu,... trong thiết kế cảnh quan sân vườn.
Việc áp dụng nguyên tắc này vào thiết kế sẽ giúp cho cảnh quan sân vườn trở nên chuyên nghiệp hơn, hài hoà hơn. Quá trình chuyển tiếp tự nhiên phải đảm bảo sự thay đổi sẽ diễn ra dần dần, chậm để đảm bảo sự nhẹ nhàng, uyển chuyển. Điều dễ nhận biết nhất là ở màu sắc và chiều cao của các vật thể, hay cấu trúc, hình dạng và kích thước, cũng như các yếu tố khác như tượng điêu khắc, đá trang trí,v..v.

Sự chuyển tiếp tự nhiên của tầng cao cây
 
Để vận dụng nguyên tắc này, bạn cần phải tạo ra sự chuyển tiếp tự nhiên thông qua việc sử dụng “hiệu ứng”. Minh hoạ bằng việc thiết kế cây xanh, bạn cần phải bố trí cây trồng theo thứ tự tầng cao là cây tầm cao, tầm trung rồi đến tầm thấp, cuối cùng là thảm cỏ. Ngoài ra so về kích thước cũng sẽ áp dụng giảm dần hoặc tăng dần. Điều quan trọng nhất và là sự lựa chọn loại cây thích hợp.
Một cách khác để chuyển tiếp tự nhiên là tạo ra sự "ảo giác”. Bạn biến người xem trở thành một phần trong việc cảm nhận thiết kế của bạn. Họ sẽ là những người nhìn thấy những tiểu xảo ấy, trải nghiệm của họ sẽ góp phần tạo nên một không gian sân vườn khác biệt theo từ cảm nhận cá nhân.
Ví dụ để dễ hiểu, các nhà thiêý kế có thể tạo ra các ảo giác về khoảng cách bằng cách sử dụng chuyển dần từ các cây có tông màu ấm sang các cây có tông màu lạnh. Việc làm này giúp cho thiết kế cảnh quan sân vườn có vẻ lớn hơn hoặc có chiều sâu hơn so với thực tế. Một cách khác là sử dụng các cây trồng có lá to và giày làm phông nền, tiếp theo là các cây có lá nhỏ và mượt mà hơn. Cách làm này vừa mang lại sự chuyển tiếp tự nhiên vừa tạo ra một ranh giới đặc biệt đẹp mắt.
 
5. Tính cân bằng (Balance)
Tính cân bằng là một trong những nguyên tắc rất khó để áp dụng trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Nó đòi hỏi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và vận dụng tốt các nguyên tắc này. Sự cân bằng không dừng lại ở một khía cạnh mà còn xét về tổng thể mọi mặt có trong sân vườn. Có hai dạng cơ bản về cân bằng mà chúng ta có thể áp dụng là:
 
- Cân bằng đối xứng (Symmetrical Balance)
Tất cả các thành phần trong thiết kế đều được chia đều. Mọi thành phần trong một vật thể, cụm vật thể đều phải có hình ảnh nhân bản hay đúng hơn là phản chiếu của nó, được bố trí đối xứng, chúng giống nhau hoàn toàn hoặc phần lớn giống nhau về cả hình dạng, kích thước, lẫn màu sắc… Có một vài loại đối xứng trong thiết kế như: Đối xứng tâm, đối xứng trục, ...

 

Nguyên tắc này được sử dụng nhiều nhất trong thời kỳ Phục Hưng. Giai đoạn này hình thành nên những công viên, sân vườn nổi tiếng đến tận ngày nay. Sự cân đối xứng này rất hiếm gặp và dường như là không thể có trong tự nhiên. Điều này nói lên được sự cân bằng đối xứng phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố nhân tạo, là bàn tay của con người.  Sự cân bằng mang lại sự ổn định và trật tự. Nhược điểm của nguyên tắc này là cực kỳ tốn công chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên vì trạng thái cân bằng này rất dễ bị phá vỡ do sự phát triển của cây trồng.
 
- Cân bằng không đối xứng (Asymmetrical Balance)
Cân bằng không đối xứng có thể hiểu nom na là một dạng không cân bằng, nó khá trừu tượng hoặc tự do, nhưng vẫn tạo nên một thể thống nhất thông qua sự lặp lại một số yếu tố. Sẽ có một phần khó khăn để chúng ta nhận ra tính cân bằng không đối xứng của một khu vườn, và đó tạo ra một thiết kế cảnh quan có được vẻ tự nhiên và thoải mái hơn.

Ví dụ, trong thiết kế cảnh quan vườn Nhật Bản truyền thống. Các tảng đá, cây cối và đường dẫn nhìn có vẻ như được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, nhưng thực sự không phải vậy, bởi vị trí đặt của chúng đã được tính toán rất kĩ sao cho khi nhìn từ mọi vị trí trong vườn luôn đạt được trạng thái cân bằng. Một vận dụng khác nữa là bạn có thể sử dụng các hình khối và đường dẫn khác nhau ở hai mặt của đường phân chia nhưng vẫn  sử dụng đối xứng một số yếu tố  và cây cối. Một bên có thể uốn cong tạo cảm giác như một dòng chảy mềm mại trong khi bên kia là một đường thẳng, mạnh mẽ hoàn toàn đối lập. Sự đối lập trong kiểu thiết kế này rất thú vị, nó tạo ra sự bất ngờ và rất mắt mắt. Một ưu điểm nữa khi áp dụng nguyên lý cân bằng không đối xứng là nó không phụ thuộc vào hình dạng của khu vườn và bạn có thể tự do sáng tạo cho thiết kế cảnh quan của mình. Một thiết kế cân bằng bất đối xứng tạo cảm giảm ổn định, chứa trong nó những yếu tố được sắp đặt ngẫu nhiên làm cho thiết kế cảnh quan sân vườn trông rất tự nhiên.
 
6. Màu sắc (Color)
Điều tốt nhất mà màu sắc thêm vào mọi cảnh quan là vẻ quyến rũ và thực tế của cuộc sống.
 
- Màu ấm (Warm Colors)
Màu sắc tươi sáng như màu đỏ, vàng và cam dường như tiến về phía bạn và thực sự có thể làm cho một đối tượng có vẻ gần gũi hơn với bạn và thường được sử dụng ở phía trước của một thiết kế cảnh quan sân vườn. Trong hội họa, các họa sĩ cũng thường sử dụng kĩ thuật này để bắt trước thiên nhiên, sử dụng màu sắc ấm áp ở phía trước và màu sắc lạnh ở phía sau.
- Màu lạnh (Cool Colors)
Màu lạnh như xanh lá, xanh dương và màu phấn làm cho một đối tượng có vẻ xa hơn từ bạn. Đây là một kĩ thuật tuyệt vời để sử dụng nếu bạn có một khu vườn nhỏ và muốn nó trông lớn hơn so với thực tế.
- Màu trung tính (Neutral Colors)
Các màu trung tính như xám, đen, trắng nên sử dụng như màu nền, hoặc kết hợp với các màu tươi sáng ở phía trước. Màu trung tính rất linh hoạt, nhưng nên hạn chế sử dụng.
- Các màu khác (Other Uses Of Color)
Màu sắc cũng có thể được sử dụng để hướng sự chú ý của bạn đến một khu vực cụ thể của cảnh quan sân vườn. Ví dụ, Sử dụng các màu sắc tươi sáng một mình hay kết hợp với các màu lạnh như bạn muốn miễn sao tạo sự thu hút thị giác. Điều thú vị với màu sắc là bạn có thể sử dụng bảng màu yêu thích của bạn cho mục đích riêng của bạn. Còn nếu bạn thích màu trắng, bạn có thể tạo lên một khu vườn với tất cả các bông hoa là màu trắng, sẽ rất tinh tế và giàu cảm xúc. Nếu thêm bất kì một mảng màu nào khác trên nền màu trắng sẽ có hiệu ứng nổi bật rất cao và rất giàu tình nghệ thuật. Đây là một thủ thuật rất hiệu quả nếu bạn muốn tạo ấn tượng mạnh về một yếu tố nào đó.

 
7. Đường nét (Line)
Đường là một trong những nguyên tắc cấu trúc chi tiết của thiết kế cảnh quan, và đây cũng là khái niệm đầu tiên mà nhà thiết kế cảnh quan phải làm quen. Đường thường liên quan đến cách di chuyển mắt và dòng chảy xung quanh cảnh quan như lối đi, nơi gộp lại hay rẽ nhánh của dòng chảy. Nó thường được phản ánh trong cái cách mà đường dẫn và khu vực trồng cây được bố trí phù hợp với nhau, nhưng một dòng tinh tế hơn cũng có thể được tạo ra bởi những thay đổi về chiều cao cây trồng hoặc các hình khối và hướng của tán cây.

- Các đường thẳng (Straight Lines)
Trong thiết kế cảnh quan sân vườn, các loại đường thẳng hay vuông góc luôn tạo ra cảm giác mạnh mẽ và làm cho thiết kế có tính cấu trúc hơn. Nhờ đó dễ tạo sự thu hút hơn. Những đường thẳng luôn tạo cảm giác an toàn, dễ chịu và thuận tiện trong sử dụng.
- Các đường lượn sóng (Wavy Lines)
Các đường cong hay lượn sóng sẽ tạo cảm giác tự nhiên, nhẹ nhàng, phóng khoáng hơn. Một đường cong có xu hướng mịn màng, khoáng đạt, tự nhiên dùng trong thiết kế cảnh quan sân vườn sẽ tạo hiệu ứng thoải mái hơn. Nó tạo ra vẻ quyến rũ, mời gọi bạn tham quan khu vườn chứ không phải chỉ đạo bạn.
Khi bắt tay vào thiết kế một cảnh quan sân vườn, bạn phải xác định cách bạn muốn dòng chảy dẫn dắt mọi người qua cảnh quan như thế nào. Bạn muốn một thiết kế đem lại cảm giác trật tự, có tổ chức hay cảm giác phóng khoáng, dễ chịu hơn. Đó là điều thú vị trong thiết kế cảnh quan sân vườn.
 
8. Tính cân đối (Proportion)
Tuy rất đơn giản nhưng lại rất dễ vi phạm qua trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Thậm chí ngay cả những nhà thiết kế cảnh quan giạn dày kinh nghiệm nhất cũng có thể vi phạm nguyên tắc này vì nó rất dễ bị bỏ qua. Sự cân đối đơn giản là về tỉ lệ giữa các yếu tố trong một thiết kế. Trong tất cả các nguyên tắc thiết kế cảnh quan đều chứa tính cân đối nhưng bạn vẫn cần phải bỏ thơi gian suy nghĩ và hoạch định rõ ràng để tránh mắc phải. Hầu hết các yếu tố trong thiết kế cảnh quan đều có thể lên kế hoạch để đạt được sự cân đối cuối cùng.

- Những sai lầm dễ dàng tránh
Ví dụ, Khi thiết kế một cảnh quan sân vườn nhỏ nhưng lại sử dụng một bức tượng quá lớn để tạo điểm nhấn. Chắc chắn bạn sẽ thu hút được sự chú ý, nhưng khu vườn của bạn sẽ tạo cảm giác gò bó khó chịu, nhỏ bé hơn rất nhiều. Hay khi bạn sử dụng một đài phun nước để tạo điểm nhấn nhưng lại làm nó quá nhỏ  và lại đặt trong một cảnh quan rộng lớn, rõ ràng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn của bạn. Những sai lầm này dễ dàng tránh được.
- Những sai lầm khó tránh hơn
Ví dụ, không tính trước khả năng phát triển của các cây to, cây bụi hay cây dây leo dẫn đến việc tính cân đối bị phá vỡ khi các cây này lớn quá nhanh. Không cung cấp đủ không gian xung quanh cho các yếu tố. Hay không có kế hoạch dự phòng cho những cây phát triển chậm, hoặc sử dụng chúng trong một không gian quá rộng dẫn đến sự lộn xộn, mất cân đối.
Tính cân đối là tương đối và có thể được điều chỉnh linh hoạt để phủ hợp với những khu vực khác nhau trong một thiết kế cảnh quan sân vườn. Mục đích là để tạo ra rự tỷ lệ giữa ba kích thước chiều rộng, chiều dài, chiều sâu hoặc chiều cao. Làm được điều đó bạn sẽ đạt được sự hài hòa trong mọi kích thước của một thiết kế cảnh quan sân vườn.
 
9. Tính lặp lại (Repetition)
Sự lặp đi lặp lại có mối quan hệ mật thiết với tính thống nhất (unity), nguyên tắc đầu tiên trong một thiết kế cảnh quan sân vườn, vì vậy sẽ thật phù hợp nếu ta cũng kết thúc với nó. Sự khác biệt lớn nhất là tính thống nhất sử dụng tất cả các thành phần của cảnh quan nhu cây trồng, các yếu tố kiến trúc, các yếu tố vô cơ để tạo nên một nét riêng hay một chủ đề. Tất cả mọi thành phần đều phải phù hợp. Tất cả các yếu tố được chọn đều phải bổ trợ cho yếu tố trung tâm và phải vì những mục đích nhất định. 

Tính lặp lại được sử dụng trong nguyên tắc thống nhất là cách sử dụng lăp đi lặp lại một vài yếu tố hay hình thức nhất định để tạo ra công thức trong thiết kế cảnh quan sân vườn của bạn. Có một ranh giới mà bạn cần phải chú ý, nếu sử dụng quá nhiều yếu tố lặp lại sẽ làm cho thiết kế bị nhàm chán, nhưng khi sử dụng quá nhiều yếu tố khác nhau sẽ làm cảnh quan rất lộn xộn và vô tổ chức. Bạn cần vận dụng khéo léo để tạo ra một sân vườn hoàn hảo nhất.
 
10. Tính nổi bật (Prominence)
 
Tính nổi bật là sự nổi lên rất rõ giữa những cái khác, khiến dễ dàng nhận thấy ngay Một dự án nào cũng có cho mình một diểm nhấn chính, điểm nhấn đó có thể là vật thể (cây lớn, công trình hoặc một biểu tượng điêu khắc,…); vật liệu ốp lát (vật liệu có màu sắc và hình dáng ốp lát nổi bật); một tuyến chính hoặc là một chủ thể mà khi nhìn vào, mọi người đều cảm nhận được nó khác biệt, tách biệt ra khỏi không gian, nổi bật nhất.

 
Lời kết
Thiết kế cảnh quan sân vườn là cả một quá trình làm việc giữa khách hàng và nhà thiết kế, sản phẩm được tạo nên từ mong muốn của khách hàng và ý tưởng, kinh nghiệm cũng như độ nhạy bén của chuyên gia. Việc tham khảo nhiều yếu tố, nguyên tác cơ bản trong thiết kế cảnh quan sân vườn sẽ giúp cho quá trình thiết kế rút ngắn lại, ngoài ra còn đẩm bảo được sự hài hoà trong việc bố trí không gian, tính thẩm mỹ cũng được làm nổi bật, mục đích chính vẫn là mang lại cho khách hàng một sân vườn tuyệt vời với đầy đủ công năng và các yếu tố nghệ thuật. Công ty TNHH Điêu khắc và cảnh quan Môi Trường Xanh trự hào là một đơn vị uy tín, cam kết chất lượng trong từng thiết kế, chúng tôi có đầy đủ các chuyên gia nhiều năm khinh nghiệm sẵn sàng phục vụ quý khách hàng./.
 

Thông tin liên hệ:

Công ty Điêu khắc và cảnh quan Môi Trường Xanh

Địa chỉ: Số 2 Đường số 41, KP 5, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: Mr. Tuấn: 0909 448 144 - Mr. Khắc: 0942 380 996

Email: dieukhacmtx@gmail.com

Công trình nổi bật
Thi công tượng Phật Thích Ca chùa La Hán, tỉnh Sóc Trăng

Thi công tượng Phật Thích Ca chùa La Hán, tỉnh Sóc Trăng

Thời gian dự kiến hoàn thành Tượng Phật Thích Ca trong vòng 8 tháng. Sau khi hoàn thành...
Dự án: Công viên Bà Rịa – Vũng Tàu

Dự án: Công viên Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhà thầu: Công ty TNHH điêu khắc và cảnh quan Môi Trường Xanh Dự án: Công viên...
Dự án Tân Huê Viên, tỉnh Sóc Trăng

Dự án Tân Huê Viên, tỉnh Sóc Trăng

Tiếp nối dự án tượng Phật Thích Ca, ngày 12/5/2021 - Công ty TNHH điêu khắc và cảnh...
Triển khai thi công dự án Mikazuki Spa and Hotel Resort Đà Nẵng

Triển khai thi công dự án Mikazuki Spa and Hotel Resort Đà Nẵng

Vào đầu quí I năm 2020, Công ty TNHH điêu khắc và cảnh quan Môi Trường Xanh (gọi...
THI CÔNG ĐIÊU KHẮC, HOÀN THIỆN TÒA ÁN TỐI CAO PHÍA NAM

THI CÔNG ĐIÊU KHẮC, HOÀN THIỆN TÒA ÁN TỐI CAO PHÍA NAM

Nói đến một ngôi biệt thự đẹp không phải chỉ là nói đến nội thất đẹp,...
Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Nghệ An

Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Nghệ An

Nói đến một ngôi biệt thự đẹp không phải chỉ là nói đến nội thất đẹp,...
Thiết kế, thi công tượng composite theo yêu cầu

Thiết kế, thi công tượng composite theo yêu cầu

Hiện nay với sự phát triển, chất liệu để làm ra tượng phong phú hơn, đa dạng...
THI CÔNG TRẦN CHỈ THẠCH CAO

THI CÔNG TRẦN CHỈ THẠCH CAO

Công ty TNHH điêu khắc và cảnh quan Môi Trường Xanh là đơn vị chuyên sản xuất,...
Điêu khắc, hoàn thiện tượng phật Qui Nhơn

Điêu khắc, hoàn thiện tượng phật Qui Nhơn

Nói đến một ngôi biệt thự đẹp không phải chỉ là nói đến nội thất đẹp,...
Thiết kế, thi công sân vườn cổ tích trong trường mầm non

Thiết kế, thi công sân vườn cổ tích trong trường mầm non

Hiện nay khuôn viên trường mầm non đang ngày càng bị thu hẹp, thiếu không gian cho...
Khởi công dự án Khu sinh thái tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Khởi công dự án Khu sinh thái tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Hạng mục thi công bao gồm tư vấn, thiết kế, thi công cảnh quan toàn bộ diện tích...
Khởi công dự án tại Mái ấm Linh Quang, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Khởi công dự án tại Mái ấm Linh Quang, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Đầu tháng 11/2018, Công ty TNHH điêu khắc và cảnh quan Môi Trường Xanh đã tổ chức...
Chat Facebook
1